Tàu hỏa ở Việt Nam Tàu_hỏa

Năm 1881, người Pháp khởi công xây dựng đường sắt ở Việt Nam. Hiện tại có 3 khổ đường: loại 1 m, 1,435 m và đường lồng cả loại 1 m và 1,435 m. Tổng chiều dài đường sắt là 3.142,69 km, trong đó gồm 2632 km đường sắt chính, 402,69 km đường ga và 107,95 km đường nhánh. Trên đường sắt có 1777 cái cầu với chiều dài tổng cộng là 44073 m, trong đó 576 cầu có trạng thái kỹ thuật tốt với chiều dài 16.223 m còn lại 1.201 cầu trạng thái kỹ thuật xấu với chiều dài 27.850 m. Cấp tải trọng của cầu không đồng nhất từ T11 đến T22. Đường sắt Việt Nam đi xuyên qua các hầm chủ yếu ở hai tuyến: phía Nam trên tuyến đường Thống Nhất có 27 hầm với chiều dài tổng cộng là 8335 m; phía Bắc tuyến Hà NộiLạng Sơn có 8 hầm với tổng chiều dài là 3133,4 m.

Phân bố tập trung ở phía bắc dài 1.120 km (từ Tây sang Đông) và chạy dọc đất nước theo hướng Bắc – Nam (dài cả tuyến nhánh khoảng 2.010 km từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh).

Cả nước có 63 tỉnh thành thì tàu hỏa đi qua 35 tỉnh và thành phố, hầu hết đi qua các vùng đông dân và khu đô thị lớn.

Đường sắt đi qua các vùng dân cư, khu kinh tế và các trung tâm văn hoá: chiếm 57% dân cư, 47% về tổng diện tích đất đai và 60% về GDP.

Tàu hỏa (tàu chở hàng) ở Việt Nam

Việt Nam có 15 tuyến chính:

  1. Hà Nội – Sài Gòn: 1726,2 km
  2. Gia Lâm – Hải Phòng: 95,7 km
  3. Hà Nội – Đồng Đăng: 163,3 km
  4. Yên Viên – Lào Cai: 285 km
  5. Đông Anh – Quán Triều: 54,7 km
  6. Kép – Lưu Xá: 56,7 km
  7. Kép – Hạ Long: 105 km
  8. Chí Linh – Phả Lại: 14,9 km
  9. Bác Hồng – Văn Điển: 38,5 km
  10. Mai Pha – Na Dương: 29,6 km
  11. Cầu Giát – Nghĩa Đàn: 30 km
  12. Diêu Trì – Quy Nhơn: 10,8 km
  13. Đà Lạt – Trại Mát: 7,68 km
  14. Phủ Lý – Thịnh Châu - Bút Sơn: 10 km
  15. Bình Thuận – Phan Thiết: 12 km